Tin chọn lọc

Content Pillar của 6 ngành hot hiện nay

Content Pillar của 6 ngành hot hiện nay

Content Pillar của 6 ngành hot hiện nay
Content pillar là những chủ đề nội dung cốt lõi của một thương hiệu, doanh nghiệp, cá nhân,... nhằm định hình phạm vi nội dung và tạo ra sự nhất quán trong việc truyền tải thông điệp. Đơn giản, môn toán thì có toán hình, toán đại, toán cao cấp, toán ứng dung, toán ứng dụng trong kinh tế,…

Để tiếp cận khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp, các bạn cần xây dựng content pillar dựa trên những yếu tố sau:

👉 Khách hàng mục tiêu: Bạn cần biết họ là ai, họ quan tâm đến điều gì, họ gặp phải những vấn đề gì. Từ đó, Bạn có thể xây dựng nội dung phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ.

👉 Mục tiêu của doanh nghiệp: Bạn muốn đạt được điều gì với content của mình? Bạn muốn xây dựng thương hiệu, tăng doanh số bán hàng, hay thu hút khách hàng tiềm năng? Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp Bạn xác định được nội dung phù hợp cần xây dựng.

👉 Cạnh tranh trong ngành: Bạn cũng cần nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong ngành để biết họ đang làm gì. Điều này sẽ giúp Bạn định hướng content pillar của mình sao cho khác biệt và độc đáo hơn.

Dưới đây là 4 ý chính để content pillar xoay quanh:

👉 Tính năng của sản phẩm/dịch vụ đơn thuần: bao gồm các lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi sử dụng

👉 Trải nghiệm: Từng trải nghiệm mà khách hàng hài lòng,...

👉 Cảm xúc/Nhận thức: Cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ,.. có thể là so sánh với đối thủ hoặc trước và sau khi sử dụng,...

👉 Sáng tạo: Những sáng tạo theo dạng trend hoặc câu thơ, bài hát,...

Mình có một điều này về content pillar, nội dung để khách hàng thấy không chỉ có những thứ đao to búa lớn, những thứ về thương hiệu về độ hoành tráng của doanh nghiệp bạn. Mà nó còn là những tiểu tiết cực kỳ nhỏ, nó thể hiện sự tinh tế của bạn dành cho khách hàng. Ví dụ, nếu bạn làm marketing cho một chuỗi nhà hàng, thì ngoài không gian, món ăn, chương trình khuyến mãi ra, khách hàng rất để ý đến cái “nhà vệ sinh”, nó sạch sẽ, có sẵn có vài thứ cho chị em, nó có chỗ riêng cho người đi xe lăn,...

Đặc biệt, ở một số ngành nhất định, ví dụ như bán lẻ, thì việc mua quyển sách về đọc, người còn có thể mua về tặng cho bạn bè, hay mua chổi về không chỉ để quét nhà mà còn để đánh chồng…

Làm marketing thì cần trải nghiệm mọi thứ, hiểu được cách doanh nghiệp vận hành để cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách, từ đó mới có thể tìm ra những chủ đề mà khách thực sự quan tâm.

Tại đây mình có tổng hợp “những gì bạn có thể viết” về một số ngành nghề, nó có thể giúp bạn hạn chế việc bí content.



Ngành sức khỏe - Làm đẹp

- Chia sẻ thông tin sức khỏe: Bạn có thể chia sẻ về các bệnh thường gặp, cách phòng ngừa bệnh,...

- Tips chăm sóc sức khỏe: Bạn có thể chia sẻ cách ăn uống lành mạnh, cách tập thể dục, cách làm đẹp, cách chăm sóc da,..

- Câu chuyện về sức khỏe: Bạn có thể chia sẻ về một người đã vượt qua bệnh tật,...

- Thông tin sức khỏe: Bạn có thể chia sẻ về các bệnh thường gặp ở người lao động, cách phòng ngừa bệnh tật tại nơi làm việc,...

- Tư vấn sức khỏe: Bạn có thể chia sẻ về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cách tập thể dục thường xuyên,...

- Case study: Bạn có thể chia sẻ về cách một khách hàng doanh nghiệp đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Bạn để giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe của nhân viên.


Ngành ẩm thực

- Công thức nấu ăn: Bạn có thể chia sẻ các món ăn truyền thống, món ăn quốc tế, món ăn healthy, cách nấu món bún bò huế kiểu hà nội,

- Tư vấn thực đơn: tư vấn thực đơn phù hợp với người lần đầu tới nhà hàng, lần đầu mua gì đó, tư vấn thực đơn cho các bữa tiệc 4-6-8-20 người,...

- Xu hướng ẩm thực: Bạn có thể chia sẻ về các xu hướng ẩm thực mới, chẳng hạn như ẩm thực healthy, ẩm thực tối giản, xu hướng ăn chay,...

- Review nhà hàng: Bạn có thể chia sẻ về không gian, đồ ăn, giá cả, món bán chạy, tại sao bán chạy,...

- Feedback của khách hàng

- Tips nấu ăn: Bạn có thể chia sẻ cách chọn nguyên liệu, cách chế biến,..


Ngành du lịch

- Chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch: Bạn có thể chia sẻ những kinh nghiệm du lịch của mình, bao gồm các địa điểm tham quan, ăn uống, lưu trú,... Ví dụ, Bạn có thể chia sẻ về một chuyến đi du lịch tự túc hoặc một tour du lịch trọn gói.

- Review khách sạn, điểm đến: Bạn có thể chia sẻ về chất lượng phòng ốc, dịch vụ, giá cả,... của các khách sạn.

- Tư vấn du lịch: Bạn có thể giúp khách hàng lên kế hoạch cho một chuyến du lịch trong nước hoặc quốc tế, 3 ngày 2 đêm hay 4 ngày 3 đêm với các lịch trình khám phá riêng. Từ đó cài cắm các gói du lịch phù hợp,

- Thông tin du lịch: Bạn có thể chia sẻ về các điểm đến du lịch mới, các hoạt động du lịch mới, thời tiết và khí hậu ở những địa điểm hot,...

- Case study: Bạn có thể chia sẻ về cách một khách hàng doanh nghiệp đã sử dụng gói dịch vụ của khách sạn để tổ chức một chương trình du lịch cho nhân viên.

- Dành cho những khách sạn có chọn gói: Vì đặc thù của khách sạn-du lịch phụ thuộc vào loại hình của khách sạn, ví dụ như khách sạn tại khu du lịch khác với khách sạn thương mại trong trung tâm thành phố. Hoặc đối tượng tiếp cận là người Việt hay người Nhật, Trung, Mỹ,.. Và với ngành khách sạn có rất nhiều điểm chạm với khách hàng, nên bạn có thể chọn ra những điểm chạm và bạn thể hiện sự tinh tế với khách hàng. Ví dụ: content pillar về: trải nghiệm dịch vụ xuất sắc thì: khách hàng du lịch đi theo đôi thường ghét việc ồn ào của những đoàn du lịch, vậy thì bạn sẽ nói như thế nào để thu hút


Ngành thời trang

- Giới thiệu xu hướng thời trang: Bạn có thể chia sẻ các bộ sưu tập mới của các hãng lớn.

- Cách phối đồ: Bạn có thể chia sẻ những cách phối đồ cho đi làm, đi chơi, đi dự tiệc,... áo mới trong bộ sưu tập A thì mặc với đồ gì được,... Da nâu thì mặc với bộ sưu tập A, Da trắng thì mặc với bộ sưu tập B,..

- Xu hướng thời trang: Bạn có thể chia sẻ về các bộ sưu tập mới của các nhà mốt nổi tiếng, các xu hướng trang điểm, làm tóc,...

- Case study: Bạn có thể chia sẻ về cách một khách hàng đã sử dụng trang phục của Bạn để nâng cao thương hiệu cá nhân.


Ngành giáo dục

- Giới thiệu khóa học: Bạn có thể chia sẻ thông tin về khóa học bao gồm nội dung giáo trình chuẩn quốc tế, giảng viên xịn, học phí ưu đãi, chính sách hoàn trả học phí, cam kết đầu ra,...

- Chia sẻ kiến thức, kỹ năng: Bạn có thể chia sẻ về các kiến thức chuyên ngành, các kỹ năng mềm,... chẳng hạn như tip giao tiếp bằng tiếng anh trong ngành F&B với du khách nước ngoài, Nếu là du học thì có thể chia sẻ thông tin về nước mà các bạn nên đi du học như sinh hoạt, đi lại, thời tiết,...

- Tips học tập: Bạn có thể chia sẻ cách lập kế hoạch học tập, cách ghi chép bài,...

- Tin tức giáo dục: Bạn có thể chia sẻ về các xu hướng giáo dục mới, các chính sách giáo dục mới, phương pháp giảng dạy, quy định về thi tuyển, tin về học bổng,...

- Tư vấn giáo dục: Bạn có thể chia sẻ về cách thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, nhân viên; tư vấn về du học, lộ trình học,..

- Case study: Bạn có thể chia sẻ về cách một khách hàng doanh nghiệp đã sử dụng chương trình đào tạo của Bạn để nâng cao trình độ của nhân viên.


Ngành công nghệ và giải pháp công nghệ

- Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ: dạng video
ví dụ

Review sản phẩm, dịch vụ chi tiết: review điện thoại, review phần mềm,.. khám phá tính năng mà ít người biết, hoặc những tính năng được sinh ra để làm A nhưng mình dùng để làm B; review về công năng, lợi ích,...

So sánh sản phẩm, dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh: so sánh 2 phần mềm kế toán, 2 phần mềm quản lý ads,... tất nhiên mọi sự so sánh thì nên khập khiễng, chọn khía cạnh có lợi cho sản phẩm của mình.

Chia sẻ những câu chuyện thú vị về sản phẩm, dịch vụ

- Thủ thuật, mẹo sử dụng: Dạng blog: Bạn có thể chia sẻ cách sử dụng tính năng mới, cách khắc phục sự cố,...

- Quy trình làm việc của giải pháp: dạng infographic

- Tin tức, sự kiện: dạng blog/video: Bạn có thể chia sẻ thông tin về các sản phẩm mới ra mắt, các xu hướng công nghệ mới,...

- Tư vấn, giải pháp: hướng dẫn: Bạn có thể chia sẻ về cách cải thiện hiệu suất công việc, cách tiết kiệm chi phí,...

- Case study: Bạn có thể chia sẻ về cách một khách hàng doanh nghiệp đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Bạn để đạt được mục tiêu của mình.

- Nếu bạn làm phần mềm cho ngành nào đó, thì bạn có thể chia sẻ thêm kiến thức về ngành này, và cách áp dụng phần mềm vào. ví dụ làm về ngành F&B thì nói về thông tin thị trường ẩm thực chẳng hạn như xu hướng tiêu dùng, hành vi mua sắm của khách hàng,... ví dụ khách hàng không thích ăn ngoài mà tự nấu tại nhà.

Nguồn: Luong Hung Anh